Đường dây nóng:
0976.050.352 - 0964.888.688
banner
Tin tức
dsfsd
tr
dsf

Giá xăng dầu bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp

 Giá xăng tăng hai lần liên tiếp trong tháng 5 tạo nên mối lo lớn cho các doanh nghiệp sản xuất, bởi nhiều loại hàng hóa khác thường tăng theo loại nguyên liệu này.

 Sau chuỗi rơi mạnh vào nửa cuối năm ngoái, 4 tháng qua, giá xăng dầu trong nước có xu hướng tăng trở lại cùng với đà hồi phục của giá thế giới. Riêng tháng 5, giá xăng tăng hai lần liên tiếp và đều ở mức cao (ngày 5/5 là 1.950 đồng và 20/5 là 1.200 đồng), lên 20.430 đồng một lít - cao nhất kể từ cuối tháng 11 năm ngoái. Giá dầu diesel cũng nhích thêm 500 đồng trong tháng. Việc giá nguyên liệu tăng dồn dập với biên độ lớn 18% khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất không khỏi lo ngại, bởi không tác động trực tiếp thì cũng gián tiếp lên hoạt động kinh doanh.
Giá xăng dầu trong xu hướng tăng từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, lên cao nhất trong 6 tháng.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Cao Trí - Giám đốc Công ty Đức Trí, chuyên sản xuất bao bì tái chế, cho hay đầu tháng vừa thấp thỏm với xăng tăng thì đến cuối tháng lại nghe thêm "điệp khúc" xăng tăng giá, doanh nghiệp không kịp trở tay để đối phó với các ảnh hưởng từ chi phí đầu vào.
“Máy móc giờ chạy bằng xăng dầu rất ít nhưng tăng dồn dập thì doanh nghiệp cũng chết. Đặc biệt, không sớm thì muộn cước vận chuyển cũng sẽ đội lên, ảnh hưởng đến giá thành của doanh nghiệp. Trước đây, chúng tôi có thể lãi 1.000 đồng một kg sản phẩm thì sắp tới có thể chỉ lãi 600-700 đồng”, ông Trí bộc bạch.
Vị lãnh đạo này còn lo ngại xăng dầu tăng sẽ kéo theo hiện tượng “té nước theo mưa”, các hàng hóa khác, đặc biệt là điện – yếu tố không thể thiếu để vận hành máy móc cũng lên giá. "Giá điện vừa tăng 7,5% từ tháng 3, nếu tiếp tục tăng thì doanh nghiệp buộc phải chấp nhận lãi ít hoặc không có lãi để giữ khách hàng, bởi nhu cầu của thị trường chưa thực sự khởi sắc", ông Trí phản ánh.
Ông Nguyễn Văn Dương - Tổng giám đốc Công ty Sản xuất và Chuyển giao công nghệ Việt Nam TBI, đơn vị đang có 4 nhà máy ở Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng, Phú Thọ cũng không khỏi rầu lòng bởi sản phẩm của công ty chủ yếu xuất ra nước ngoài và vận chuyển đi các tỉnh nên chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn. “Giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến cước vận chuyển, chúng tôi dự trù chi phí có thể tăng 5-10%”, ông nói.
Ngành xi măng lo ngại chi phí đầu vào sẽ tăng theo giá xăng dầu. Ảnh: Công Thương
Chung quan điểm, Giám đốc Công ty Da Cá sấu – Cao Văn Quyến nhận định xăng dầu là "máu" để lưu thông những chiếc xe ôtô trên đường, việc chi phí này tăng lên chắc chắn ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị chuyên bán hàng xuất khẩu. “Mà bây giờ giá sản phẩm không tăng lên được, bởi tăng thì không bán được”, ông than thở.
Đối mặt với khó khăn, ông Quyến cho hay doanh nghiệp phải tính tới cắt giảm chi phí không cần thiết, sử dụng máy móc tiết kiệm hơn, những người công nhân không đủ trình độ thì phải tạo điều kiện làm những công việc khác.
Đại diện cho đa số doanh nghiệp sản xuất xi măng trên cả nước, ông Nguyễn Hoàn Cầu - Tổng thư ký Hiệp hội Xi măng chia sẻ theo công nghệ cũ, xi măng sẽ tiêu thụ rất nhiều xăng dầu nhưng theo công nghệ mới hầu như rất ít, chủ yếu là than và điện. Tuy nhiên, ông lo sợ xăng dầu tăng thì than và điện cũng "nhấp nhổm".
"Ngành xi măng là một trong những ngành sử dụng than và điện nhiều nhất, mỗi năm chúng tôi cần đến 12-13 triệu tấn than, gần 10 tỷ KWh điện. Giá cả mà tăng ăn theo chúng tôi sẽ rất khó khăn. Thị trưởng vật liệu xây dựng vẫn rất ảm đạm, chúng tôi hiên phải chấp nhận bán xi măng giá rất thấp, hầu như bằng giá thành để đảm bảo sản xuất", ông Cầu cho biết.
Như vậy, ngành sản xuất Việt Nam có thể đối mặt trở lại với trở ngại lớn đã từng tồn tại trước đây, đó là chi phí đầu vào gia tăng. Một báo cáo công bố hồi đầu tháng 5/2015 của HSBC phản ánh suốt từ tháng 11 năm ngoái, chi phí đầu vào của doanh nghiệp đã giảm do chi phí nguyên vật liệu rẻ hơn, bao gồm xăng dầu và sắt thép. Tuy nhiên, nhóm phân tích cảnh báo mức giảm giá đầu vào đang chậm lại, ảnh hưởng đến nỗ lực giảm giá đầu ra để thúc đẩy sức mua trong nước.
Bên canh đó, giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng. Trong tháng 4, trong khi các nhóm hàng lương thực - thực phẩm và đồ uống giảm giá, nhóm hàng giao thông dưới tác động của giá xăng dầu đã tăng tới 2,47%, là nguyên nhân chính đẩy giá tiêu dùng tăng lên.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - Trường đại học Quốc gia từng dự báo lạm phát cả năm 2015 chỉ khoảng 3-4%, chưa tới giới hạn 5% mà Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng dưới tác động của của các đợt điều chỉnh tăng giá điện, xăng, thuế và phí thì nhu cầu tiêu dùng sẽ bị kìm hãm đáng kể.
Hiện giá bán xăng dầu tại Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào biến động giá thế giới bởi 70% lượng tiêu thụ phải nhập khẩu. Do đó, các chuyên gia cho rằng giá hàng hóa này thời gian tới vẫn còn là ẩn số vì bên cạnh cung cầu, các biến động chính trị cũng là yếu tố khó lường.
 
Các bài viết khác

Đối tác

2342
32423
re324
dá fdsad
dsaf sdfs
dsafsdaf
Dsfasd
asdf sd fsda
SẠaf sad f